PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH HIỆU QUẢ
Contents
Chống thấm nhà vệ sinh luôn là vấn đề quan trọng. Nhà vệ sinh quanh năm ẩm ướt, nếu chủ quan về vấn đề này. Nước sẽ ngấm từ tường nhà vệ sinh đến khắp ngôi nhà, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có mùi khó chịu và cả công trình nhà bạn. Hãy cùng Sơn sửa nhà xem các phương pháp chống thấm hiệu quả cho ngôi nhà mình nhé.
Hậu quả khi nhà vệ sinh bị thấm nước
Không những ảnh hưởng tới công trình, nhà vệ sinh bị thấm nước còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, bởi lẽ vách tường thấm chính là điều kiện lý tưởng để rêu, nấm, mốc sinh sôi và phát triển.
Tổng hợp 6 phương pháp chống thấm sàn nhà vệ sinh
1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm
Dùng sơn chuyên dụng là một trong những phương pháp đơn giản giúp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả
– Lau chùi, tẩy rửa phần cần chống thấm sao cho sạch sẽ, rồi để khô. Bước đầu cũng là bước quan trọng. Vì nếu làm qua loa, vi khuẩn, nấm, mốc vẫn phát triển được, khiến việc bị thấm dột trở lại nhanh chóng.
– Sơn 1 lớp sơn chống thấm lên bề mặt (Phải chờ bề mặt khi làm bước 1 thật sự khô)
– Chờ đến khi lớp sơn chống thấm khô (tốt nhất là chờ trong 24 tiếng), ta tiến hành sơn thêm 1 lớp sơn lót
2. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika latex
– Làm sạch bề mặt cần chống thấm, cạo sạch các mảng xi măng bám còn dư thừa.
– Dùng nước để làm ẩm bề mặt
– Trộn theo tỉ lệ 1 : 4. Nước 1 phần và bột Sika Latex 4 phần. Trộn đều tay từ 4-5 phút
– Dùng cọ để phết 1 lớp lên bề mặt cần chống thấm, chờ 2-3 tiếng sau lại phết thêm 1 lớp nữa (tối thiểu 2 lớp ở mỗi vị trí)
3. Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng KOVA
Xử lý bề mặt:
– Dọn sạch bề mặt nơi cần chống thấm.
– Tạo độ ẩm cho bề mặt.
– Xử lý những vết lồi, lõm, vết nứt.
Thực hiện chống thấm:
– Pha 1kg xi măng KOVA và 10 lít nước
– Trộn đều hỗn hợp
– Phủ lên bề mặt cần chống thấm 2-3 lớp rồi lót gạch men
4. Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Xử lý và chuẩn bị mặt bằng:
– Đảm bảo xử lý dọn dẹp bề mặt sạch sẽ.
– Đảm bảo bề mặt được làm bằng phẳng.
– Xử lý các vết nứt, lõm, lồi cho bằng phẳng.
Quét keo:
– Quét keo lên bề mặt cần chống thấm.
– Chờ khô (khô vừa phải) trong tầm từ 30-60p .
Phủ lớp màng chống thấm:
– Khò để nung lớp keo và lớp màng dính chắc lại với nhau.
– Ép chặt lớp keo và lớp màng .
Bảo vệ lớp màng chống thấm
Để giúp lớp màng tăng thêm tuổi thọ, ta nên bôi lên thêm lớp vữa.
5. Chống thấm bằng sợi thủy tinh
Tiến hành phủ lớp cách nhiệt:
– Cán 1 lớp vữa xi măng mỏng lên trên bề mặt.
– Phủ lên 1 lớp lưới thủy tinh lên trên.
– Cán thêm 1 lớp vữa mỏng lên trên bề mặt.
Thi công lớp bảo vệ:
– Cán 1 lớp hồ phủ mặt lên trên.
– Cuối cùng chúng ta ốp gạch để hoàn thiện quy trình.
Nên đem găng tay bảo hộ trước khi thi công. Vì khi tiếp xúc trực tiếp với sợi thủy tinh dễ gây ngứa.
6. Sử dụng keo chống thấm
– Bôi lớp keo chống thấm lên bề mặt cần chống thấm.
– Tiến hành sơn bả phủ hoàn thiện sau 7 ngày.
Lời kết
Bạn có thể lựa chọn 1 trong 6 phương pháp ở trên để chống thầm nhà vệ sinh của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm đội ngũ thi công chống thấm cho căn nhà của mình, vui lòng liên hệ:
- Website: https://tpny.vn/
- Hotline: 0825281514
- Email: tpny.vn@gmail.com
- Địa chỉ: 175/1 Cống Lỡ, phường 15, Tân Bình, TP.HCM
Bài Viết Liên Quan


