COA là gì? COA là viết tắt của cụm từ nào?

Bạn có biết COA là gì không? COA là viết tắt của cụm từ nào nhỉ? Bạn thường nghe nói đến COA nhưng vẫn không biết thuật ngữ này là gì? Hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết này nhé!

COA là gì? COA là viết tắt của cụm từ nào?

Rất nhiều cụm từ trong tiếng anh đều được viết tắt thành COA, tất nhiên mỗi cụm từ sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Nhưng cụm từ COA thường được nhiều người sử dụng nhất chính là Certificate Of Analysis. Hiểu đơn giản đây là bảng phân tích số liệu thành phần có trong một sản phẩm nào đó. Xung quanh bạn có vỏ bánh hay hộp sữa nào không nhỉ? Thành phần được in trên đó chính là COA đấy! Hầu như mọi sản phẩm chúng ta đang sử dụng đều có COA.

COA dùng để làm gì?

Đa dạng lĩnh vực đều có COA cũng đủ chứng tỏ cho chúng ta thấy COA rất quan trọng. Vậy cùng tìm hiểu COA dùng để làm gì:

  • COA vừa giúp người dùng biết được sản phẩm mình sắp sử dụng là loại sản phẩm gì. Có chứa gì, có thành phần nào không phù hợp, từ đó giúp người tiêu dùng lựa chọn được mẫu sản phẩm phù hợp. Vừa giúp người bán hàng theo dõi chất lượng của sản phẩm mà mình đang bán.
  • COA chính là “giấy chứng minh” sản phẩm đã được qua kiểm nghiệm và đã được xét duyệt. Giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm
  • Khi hàng được xuất nhập khẩu luôn phải đưa ra bảng COA theo quy định chính phủ tại hải quan xuất nhập khẩu.
  • Nếu là sản phẩm lần đầu được xuất đi hay lần đầu được du nhập vào nước, bảng COA rất quan trọng. COA giúp cơ quan quản lý dễ dàng kiểm tra chất lượng sản phẩm có đạt tiêu chuẩn không dựa theo COA
  • COA còn có thể dùng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu để áp dụng mã thuế chính xác.
COA là gì? COA là viết tắt của cụm từ nào?

COA là gì? COA là viết tắt của cụm từ nào?

Tổng hợp những sản phẩm cần có giấy chứng nhận phân tích COA

Với tầm quan trọng đã nêu trên. Hẳn rất nhiều loại sản phẩm luôn có trong mình một bảng phân tích COA chi tiết. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số loại sản phẩm có giấy chứng nhận phân tích COA:

  • Các loại thực phẩm
  • Các loại rượu: Rượu vang, rượu nho…
  • Các loại gia vị thường dùng hàng ngày.
  • Các loại hóa chất.
  • Các mặt hàng về mỹ phẩm.
  • Các loại dược phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng…

Tìm hiểu về các quy định cơ bản về COA

  • COA được cấp phải từ các trung tâm kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 hay các nước xuất nhập khẩu
  • Việc phân tích được thực hiện trên các mẫu đại diện trong vô số hàng hóa được bán ra
  • Việc phân tích được thực hiện ở nhà máy, kho hàng hoặc nơi mà sản phẩm vận chuyển quốc tế
  • Để phân tích một sản phẩm được đi theo các quy trình, các trình tự nghiêm ngặt

Địa điểm cấp giấy chứng nhận phân tích COA tại nước ta

Một số địa điểm cấp giấy chứng nhận COA tại nước ta được kể đến như:

  • Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thủy Cùng 4;
  • Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH EURIFINS Sắc Ký Hải Đăng;
  • Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH MTV Khoa Học Công Nghệ Hoàn Vũ;
  • Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol – Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Viện Y Tế Cộng Đồng.

Thời gian chờ kiểm nghiệm sản phẩm là 7 ngày. Dù cho có khá nhiều nơi cung cấp giấy chứng nhận phân tích COA, nhưng các COA luôn cần được đảm bảo các nội dung như:

  • Ngày hết hạn, ngày thử lại
  • Nồng độ và sai số
  • Xác nhận sai số
  • Độ tinh khiết
  • Sắc ký độ tinh khiết
  • Yếu tố độ tinh khiết
  • Xác minh phân tích nồng độ
  • Chứng nhận nguồn gốc
  • Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn
  • Tóm tắt đặc điểm vật liệu và phân công yếu tố tinh khiết
  • Nhận biết
Rate this post

Bài Viết Liên Quan