Phương pháp chống thấm sàn mái phổ biến, hiệu quả
Tình trạng thấm dột đã không còn xa lạ đối với các công trình hiện nay. Bởi Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khắc nghiệt, mưa nhiều và nóng ẩm quanh năm. Công trình phải chịu nhiều sự tác động từ thời tiết bên ngoài nên sẽ mau chóng bị xuống cấp. Từ đó sẽ xuất hiện tình trạng thấm dột mỗi khi có mưa. Khu vực dễ thấm dột nhất của các công trình đó là sàn mái. Bởi sàn mái là khu vực chịu nhiều tác động từ môi trường, thời tiết bên ngoài. Làm sàn mái bị rạn nứt, nước sẽ từ đó thấm vào nhà. Để hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình, bạn cần phải tìm phương pháp chống thấm sàn mái phù hợp để áp dụng
Việc chống thấm sàn mái được xem là hạng mục quan trọng của các công trình hiện nay. Nếu xuất hiện tình trạng thấm dột mà không xử lý chống thấm kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau. Bạn đang gặp phải tình trạng thấm dột và muốn tìm phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả để áp dụng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé
Nguyên nhân làm sàn mái bị thấm dột
Nguyên nhân làm sàn mái bị dột có rất nhiều. Một số nguyên nhân phổ biến mà nhiều công trình thường gặp nhất như:
- Sàn mái là khu vực bảo vệ cho không gian bên trong. Là nơi chịu nhiều tác động từ thời tiết, môi trường bên ngoài. Nếu sàn mái thiết kế không có độ dốc hợp lý thì mỗi khi có mưa lớn, nước không thể thoát kịp. Từ đó sẽ làm nước ứ đọng trên sàn mái. Lâu dần sẽ làm nước thấm dột vào bên trong
- Tường bao và bề mặt sàn co ngót không đều. Dẫn đến tình trạng tách lớp, là cơ hội để nước mưa len qua đó thấm vào nhà
- Công trình có thiết kế nền móng không đảm bảo, yếu. Chất lượng bê tông kém, không đạt chuẩn dẫn đến sàn mái bị nứt. Gây dột vào mùa mưa
- Trước đó công trình có thi công chống thấm sàn mái nhưng thực hiện không đúng kỹ thuật. Vậy nên sàn mái chỉ có tác dụng chống thấm trong thời gian ngắn rồi lại bị thấm dột lại
- Và còn một số lý do khác làm cho sàn mái bị thấm dột. Khi sàn mái xuất hiện những dấu hiệu thấm dột bạn cần tìm phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả để tránh làm ảnh hưởng quá trình sinh hoạt của mọi người
Phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả
Chống thấm đơn giản với sơn chống thấm
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn chống thấm chuyên dụng. Bạn có thể tham khảo các loại sơn đến từ nhiều thương hiệu khác nhau để lựa chọn được cho mình sản phẩm phù hợp kinh tế và hiệu quả nhất
Nhìn chung thì phương pháp chống thấm sàn mái bằng các loại sơn chống thấm giống nhau như sau:
- Trước khi tiến hành chống thấm bạn cần làm sạch toàn bộ bề mặt sàn mái. Loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất, dầu mỡ, vữa thừa trên bề mặt
- Nếu bề mặt xuất hiện các vết nứt, khe hở bạn cần xử lý bằng vữa chống thấm chuyên dụng
- Sau đó thì quét lên bề mặt sàn mái từ 2 – 3 lớp sơn chống thấm, để bề mặt khô là xong
Phương pháp chống thấm sàn mái bằng nhựa đường
- Cũng giống với bước trên, trước khi chống thấm bạn cần đảm bảo bề mặt sàn mái phải thật sạch sẽ, khô thoáng. Không còn bụi bẩn, tạp chất, vữa thừa trên bề mặt. Xử lý các vết nứt bằng vật liệu chuyên dụng
- Sau khi bề mặt khô thì bạn hãy đun cho nhựa đường thật sôi. Có thể thêm một lượng DO vào nhựa đường để giúp làm tăng khả năng bám dính của vật liệu hơn
- Sử dụng chổi quét để quét đều nhựa đường lên toàn bộ bề mặt sàn mái cần chống thấm. Bạn có thể quét 2 lớp để đảm bảo hiệu quả cao nhất
- Sau khi thi công xong thì bạn nên sử dụng bạt phủ lên để bảo vệ bề mặt. Tránh trường hợp có mưa đột ngột khi bề mặt chưa khô kịp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm. Hơn nữa với cách này bạn nên thực hiện vào buổi trưa nắng, tránh thi công khi thời tiết ẩm thấp, có mưa
Chống thấm bằng màng chống thấm tự dính hoặc màng khò
Về cơ bản thì 2 loại màng chống thấm này đều có khả năng ngăn chặn nước thấm dột vào công trình như nhau. Tuy nhiên lại có cách thi công khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với màng tự dính:
- Vệ sinh bề mặt sạch sẽ. Đảm bảo sàn mái thật khô ráo, không còn tạp chất trước khi thi công
- Trải màng lên bề mặt sàn mái cần chống thấm sau đó dùng kéo cắt kích thước phù hợp
- Bóc lớp silicon bảo vệ lớp keo của màng chống thấm ra rồi dán trực tiếp lên sàn mái
- Sau khi dán xong bạn hãy dùng con lăn ép thật chặt từ vị trí giữa màng ra 2 bên mép. Việc này sẽ giúp cho vật liệu bám dính chắc chắn hơn vào sàn mái và cũng sẽ tránh hiện tượng nhốt bọt khí bên trong
Phương pháp chống thấm sàn mái bằng màng khò:
- Khi thực hiện chống thấm bằng bất cứ phương pháp nào thì để mang lại hiệu quả tốt nhất. Công đoạn đầu tiên bạn cần thực hiện đó là vệ sinh, xử lý bề mặt
- Khi bề mặt được xử lý xong bạn hãy quét lên bề mặt sàn mái 1 lớp lót primer gốc bitum để giúp làm tăng độ bám dính của màng khò tốt hơn trên bề mặt
- Dùng đèn khò để khò nóng chảy bề mặt lớp lót và bề mặt màng khò. Sau đó nhanh tay dán trực tiếp màng khò lên bề mặt
- Sau đó bạn hãy dùng con lăn ép chặt từ giữa màng ra 2 bên mép để ép chặt màng hơn vào bề mặt
- Nếu bề mặt xuất hiện bọt khí bạn có thể sử dụng mũi nhọn đâm thủng. Lỗ thủng này sẽ tự liền lại sau quá trình hoàn thiện bề mặt
Trên đây Nhật Thái đã chia sẻ về một số phương pháp chống thấm sàn mái phổ biến, được nhiều công trình áp dụng nhất. Quý khách có thể tham khảo để tự áp dụng vào công trình của mình
Nếu quý khách có nhu cầu tìm thợ thi công chống thấm chuyên nghiệp để mang đến hiệu quả cao nhất. Hãy liên hệ trực tiếp đến Nhật Thái chúng tôi. Với nhiều năm thi công chống thấm trên thị trường, có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ tìm ra phương án xử lý chống thấm phù hợp, hiệu quả mà tiết kiệm chi phí nhất. Lựa chọn Nhật Thái bạn sẽ nhận được sự hài lòng tuyệt đối. Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần nhé.
Bài Viết Liên Quan



