Xử lý nứt tường đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả bất ngờ
Contents
Tình trạng nứt tường nhà không phải là một vấn đề hiếm gặp. Vấn đề nứt tường không chỉ xảy ra ở những ngôi nhà cũ mà những ngôi nhà mới cũng hay gặp phải tình trạng này. Những ngôi nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép thường dễ xảy ra các vết nứt trên tường hơn. Vậy khi gặp những dấu hiệu tường bị nứt thì nên làm gì? Có thể xử lý nứt tường bằng những cách nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé
Tường bị nứt có nguy hiểm không? Gây ảnh hưởng gì đối với mọi người?
Làm mất giá trị thẩm mỹ của không gian
Tình trạng nứt tường sẽ làm giảm giá trị thẩm mỹ của không gian. Không gian sống của bạn sẽ trở nên cũ kỹ, xấu xí, không thoải mái nếu trên tường xuất hiện những vết nứt. Có thể thấy dù cho trang trí ngoại thất, nội thất đẹp thế nào thì khi xuất hiện những vết nứt cũng sẽ làm giá trị thẩm mỹ giảm đi đáng kể. Hơn nữa mỗi khi trời mưa, nước mưa sẽ len qua những vết nứt mà thấm vào nhà. Làm không gian trở nên ẩm mốc, khó chịu
Ảnh hưởng đến kết cấu và làm giảm tuổi thọ công trình
Khi tường bị nứt sẽ tạo ra những lỗ hỏng. Khi vào mùa mưa thì nước sẽ thấm vào làm không gian trở nên ẩm mốc. Từ đó sẽ làm bong tróc tường. Hơn nữa những lỗ hỏng ấy có thể ngày càng lan rộng ra. Khiến cho nhà bị sụt lún. Gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến kết cấu công trình
Ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe của gia đình
Nếu tường xuất hiện những vết nứt lớn tại những vị trí quan trọng của kết cấu. Sẽ làm cho ngôi nhà có nguy cơ sụt lún. Lúc này sẽ không đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong nhà. Ngôi nhà có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của mọi người. Hơn nữa chi phí sửa chữa, cải tạo nhà sẽ rất tốn kém
Cách xử lý nứt tường vô cùng đơn giản, hiệu quả
Trường hợp xử lý vết nứt nhỏ
Những vết nứt nhỏ thường nằm ở lớp vữa trát. Các vết nứt này thường xuất hiện khi đội ngũ kỹ thuật thi công trát không kỹ. Bạn có thể tự xử lý nứt tường đơn giản như sau:
- Đục lớp hồ cũ theo rãnh khe nứt trên tường
- Vệ sinh sạch sẽ rãnh vừa đục
- Dùng nước sạch phun ẩm lên bề mặt
- Trám kín vết nứt lại bằng vữa già cát mịn và xi măng
- Chờ sau 7 – 10 ngày thì bạn có thể sơn hoàn thiện tường
Xử lý những vết nứt lớn trên tường
Những vết nứt lớn nếu không được xử lý nhanh chóng có thể sẽ ngày càng lan ra sang những khu vực khác. Tốt nhất nên trám vữa kín vào những vết nứt tạo bề mặt bằng phẳng. Sau đó thì trám lớp bột lên trên – sơn lót chống kiềm
Đây là một trong những cách xử lý nứt tường đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó cũng còn nhiều cách xử lý khác dưới đây bạn có thể lựa chọn
Xử lý vết nứt tường bằng vữa Monos
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho những vết nứt lâu ngày, không thể tiếp tục nứt tiếp
- Ưu điểm: Đồng nhất với vật liệu bê tông, có thể phủ sơn che vết sửa chữa
- Nhược điểm: Không có độ đàn hồi. Nếu tường bị nứt tiếp thì sẽ có tình trạng xuất hiện các vết nứt theo mạch sửa chữa
- Thi công: Đục rãnh xung quanh vết nứt. Sau đó thì tiến hành vệ sinh sạch sẽ và tạo ẩm cho bề mặt. Trát vết nứt bằng vữa Monos. Làm phẳng tường và đợi bề mặt khô hoàn toàn thì thi công sơn phủ
Dùng keo Flex để xử lý vết nứt
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho những vết nứt còn có khả năng nứt tiếp
- Ưu điểm: Có độ đàn hồi, co giãn tốt. Nếu miệng của vết nứt rộng thì keo có thể phủ kín hết bề mặt
- Nhược điểm: Thường ít ăn sơn, dễ lộ vết keo sửa chữa
- Thi công: Đục rãnh xung quanh vết nứt. Vệ sinh thật sạch, để bề mặt khô ráo. Sử dụng keo Flex trám vết nứt và làm phẳng bề mặt. Đợi tường khô thì mài nhẵn sau đó thì sơn lại
Xử lý vết nứt tường bằng keo PU
- Phạm vi áp dụng: Đối với những vết nứt còn có khả năng nứt tiếp hay cần chống thấm
- Ưu điểm: Có độ giãn nở và nở nhiều khi tiếp xúc với nước. Keo cũng có thể phủ kín được vết nứt lớn nhỏ khác nhau
- Nhược điểm: Chỉ có thể thi công bên trong. Xử lý trám bằng vữa bên ngoài trước. Đối với những vết nứt nhỏ dưới 1mm thì không thể sử dụng được
- Thi công: Đục lỗ, cắm kim bu lông vào lỗ vừa đục và trám kín lại. Sử dụng máy bơm áp lực để bơm keo từ bên dưới lên. Chờ keo khô thì hãy cắt kim sau đó sơn lại
Quét màng đàn hồi để che kín vết nứt
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng với những vết nứt còn có khả năng nứt tiếp
- Ưu điểm: Dễ thực hiện, thi công nhanh chóng
- Nhược điểm: Nếu quét hết toàn bộ tường thì tốn chi phí khá cao. Nếu thi công theo mạch nứt thì sẽ tạo ra sẹo dễ thấy. Chỉ có thể sử dụng tốt đối với những vật liệu chống tia UV
- Thi công: Mài bề mặt và vệ sinh tường sạch sẽ. Dùng lưới thích hợp với loại vật liệu tạo màng. Thi công 2 lớp màng đàn hồi theo chiều vuông góc. Chờ bề mặt khô thì thi công sơn phủ lại
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến quý khách một số cách xử lý nứt tường đơn giản, hiệu quả. Tùy vào tình trạng vết nứt là nặng hay nhẹ mà quý khách có thể tự xử lý được tại nhà. Đối với những tình trạng nứt nghiêm trọng. Bạn hãy liên hệ đến những đơn vị xây dựng, sửa chữa nhà chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Công ty Nhật Thái luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng bất kể lúc nào quý khách cần
Nếu bạn đang gặp vấn đề với công trình của mình vì không biết xử lý nứt tường ra sao. Hãy liên hệ ngay đến Nhật Thái chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé